Sau nhiều năm vật lộn với bệnh tật, NS Phạm Thế Mỹ đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 3 giờ sáng nay (16/01//2009)hưởng thọ 79 tuổi Thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức lễ viếng tác giả những giai điệu và ca từ ngọt ngào trong bài hát Bông Hồng cài áo . Xin chia buồn cùng gia quyến NS
Lễ viếng NS Phạm Thế Mỹ bắt đầu từ 8 giờ ngày 17/01/2009, tại Nhà tang lễ Thành phố 25A Lê Quý Đôn, f6, Q3, động quan lúc 6 giờ ngày 19/01/2009 sau đó đưa đi an táng tại nghĩa trang thanh phố (Củ Chi).
Tiểu sử NS Phạm Thế Mỹ
Ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu V. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo.
Sau hiệp định Geneve, ông được bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh... ở Đà Nẵng . Trong những năm 1965-1966, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo (Thời gian này ông sáng tác bài nhạc bất hủ Bông hồng cài áo). Ra tù, ông sáng tác các bài hát như Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Người về thành phố, Những người không chết... được phổ biến trong phong trào học sinh - sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn Mỹ Nghệ Viện Đại Học Vạn Hạnh.
Sau năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hoá-Thông tin quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Ông vẫn tiếp tục viết bài hát như: Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), Thắm đượm duyên quê, Lêna Belicova...
Một số ca khúc của ông là:
- Áo lụa vàng
- Bến duyên lành
- Bóng mát
- Bông hồng cài áo
- Đan áo mùa xuân
- Đường về hai thôn
- Hoa vẫn nở trên đường quê hương
- Màu tím hoa sim
- Lêna Belicova
- Nắng lên xóm nghèo
- Ngỏ chiều
- Người về thành phố"
- Nhạc buồn đêm sao
|
- Người yêu và con chim sâu nhỏ
- Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng
- Những ngày xưa thân ái
- Những người không chết
- Thương quá Việt Nam
- Trăng tàn trên hè phố
- Tóc mây
- Thuyền hoa
- Rạng đông trên quê hương Việt Nam
- Rừng cây trút lá
- Thắm đượm duyên quê
- Trang sử mới
|
|
Ông đã sáng tác một số trường ca như: Lửa thiêng (1963), Hàn giang dậy sóng (1960), Con đường trước mặt (1967), Những dòng sông anh em (1974), Thêm một lần hoa nở (Ðại học Vạn Hạnh xuất bản), Những trang sử Việt Nam, Con đường thế kỷ, Gió Củ chi, Thành phố trăng tròn... (sau 1975)
Ngoài ra ông còn viết nhạc, vũ kịch như:
- Vũ kịch: Kim Trọng Thúy Kiều (1962 - 1966)
- Tiểu ca kịch : Hoa bướm và thiếu nữ (1960), Nước mắt người yêu (1961)
- Nhạc kịch: Sắc lụa trữ la (1958-1960), Tiếng hát dậy từ lòng đất , Miếu âm hồn
(Theo hcmmusic.net)
|