Nghe Playlist Của Bạn

QUẢNG CÁO

Làm sao để GIỮ ĐƯỢC BẢN SẮC

Những tác phẩm này bằng tư duy âm nhạc không lời nhưng với cách viết dựa vào hiện thực sinh động của cuộc sống, sử dụng tiêu đề, giai điệu khai thác từ âm hưởng dân ca nên đã thấm sâu vào quần chúng, mang lại những giá trị cao về nghệ thuật, đóng góp một phần không nhỏ vào nền âm nhạc Việt Nam.

Đề tài, thể loại, hình thức trong các tác phẩm hòa tấu dàn nhạc dân tộc đương đại rất phong phú.

Hình ảnh quê hương, đất nước, con người Việt Nam luôn là những hình ảnh chủ đạo. Để chuyển tải những nội dung đó, các nhạc sĩ đã xây dựng tác phẩm với những thể loại âm nhạc có quy mô hoành tráng như biến tấu, tổ khúc, concerto…

Đây là những hình thức âm nhạc bác học, để chuyển tải những nội dung mang tính triết lí, tính xã hội sâu sắc….

Làm sao để giữ được bản sắc, có hiệu quả trên sân khấu và có sức lan tỏa đến công chúng?

Cây đàn Bầu, đàn Tranh, T.rưng, sáo Trúc, Nhị… là những nhạc cụ truyền thống có sức biểu cảm trong giai điệu dân gian nhưng khi là một cây đàn solo trong tác phẩm chuyên nghiệp thì không phải là không gặp những hạn chế. Làm sao để nó vừa giữ được bản sắc nhưng lại hiệu quả và có sức lan tỏa đến công chúng, đòi hỏi các nhạc sĩ phải hết sức công phu, dày công nghiên cứu. Nhiều nhạc sĩ đã rất thành công. Chúng ta có thể kể đến nhạc sĩ Huy Thục qua tác phẩm “Vìmiền Nam” viết cho cây đàn bầu, nhạc sĩ Xuân Tứ với cây đàn Tranh qua “Concerto cho đàn Tranh và dàn nhạc”…. Các nhạc sĩ đã nghiên cứu các ngón đàn dân gian đồng thời đưa vào những cách viết biến tấu giai điệu, các đoàn cadenza làm cho cây đàn đã trổ được hết tính năng của nó.

Trong lĩnh vực phối khí các nhạc sĩ cũng có những tìm tòi, họ học cách sắp xếp các nhạc cụ theo bộ (bộ gõ, bộ giây. . .) theo phong cách dàn nhạc giao hưởng châu Âu.

Những hạn chế về mặt âm lượng luôn được các nhạc sĩ tính đến. Nhờ vào sự cải tiến về cây đàn, chú trọng tới hiệu quả âm thanh khi phối khí, chú trọng tới sự hòa hợp trong từng bộ, khi cần thiết sử dụng thêm một số nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng có âm sắc gần gũi với dàn nhạc dân tộc như kèn Oboe trong bộ gỗ, Contrebasse của bộ dây tăng cường bè trầm, có tác phẩm còn dùng cả âm sắc của đàn phím điện tử.

Đồng thời các tác giả không ngừng cải tiến tính năng của nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt về ngôn ngữ âm nhạc nhất là ngôn ngữ hòa thanh, mỗi nhạc sĩ có những sáng tạo riêng, không theo các quy chuẩn của hòa thanh cổ điển châu Âu.

. . . VÀ NHỮNG THÀNH

Chúng ta thật vui mừng và có thể tự hào vì sự lao động âm thầm, bền bỉ trong suốt thời gian dài của các nhạc sĩ. Sự lao động đó đã được ghi nhận và đánh giá cao trong nhiều hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, nhiều tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn và giành được giải thưởng trong các hội diễn và của Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Chính sức sống của những tác phẩm này cũng như sự đóng góp về giá trị nghệ thuật còn đem lại cho các nhạc sĩ những giải thưởng Nhà nước như: “Trống hội đầu xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Chín, “Concerto cho đàn Tranh và dàn nhạc” của nhạc sĩ Xuân Tứ - huy chương Vàng hội diễn toàn quốc vào những năm đầu của thập kỷ 80, “Quê tôi giải phóng” của nhạc sĩ Quang Hải . . .

Nền âm nhạc nước ta đang chuyển mình theo bước tiến của lịch sử, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và hội nhập với bạn bè trên khắp năm châu. Có thể nói về mặt thời điểm lịch sử, thuận lợi hơn trước rất nhiều nhưng những thách thức ở phía trước cũng không phải là nhỏ. Đời sống âm nhạc trong nước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó vẫn có những lúc, những nơi dòng nhạc không lành mạnh len lỏi, phát triển. Nhưng chúng ta có quyền tin nền âm nhạc cách mạng núi chung và hoà tấu khí nhạc núi riêng sẽ tồn tại và ngày càng phát triển vững mạnh.

Nguyễn Vũ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Thị Tố Mai
Luận văn Thạc sĩ – NVHN – 1999
2.Hồ Bá Mẫn
Bản sắc Văn hóa Dân tộc – NXB Văn hóa Thông tin – 2003
3.Trần Quý
Những vấn đề phối khí cho dàn nhạc dân tộc đương đại

 
+ Các bản tin khác
     - KHÍ NHẠC VIỆT NAM – TƯƠNG LAI ĐI VỀ ĐÂU ?
     - VÀI SUY NGHĨ VỀ SÁNG TÁC BÀI HÁT CHO TRẺ EM
     - Khí nhạc chuyên nghiệp: từ nốt thăng xuống nốt trầm
     - Hội thảo “Âm nhạc Việt Nam - Thực trạng và phương hướng”
     - Liên hoan âm nhạc khu vực phía Bắc lần II
     - Những sắc cầu vồng - những tâm hồn đồng điệu
     - Có hay ko múa trong ca trù
     - Văn ký – 80 mùa xuân
     - Bài ca tri ân các anh hùng liệt sĩ
     - Đại hội thành lập chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ nhất - nhiệm kỳ 2008 – 2011
 

THÀNH VIÊN

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

MỚI CẬP NHẬP

Xem Tiếp...