QUẢNG CÁO

Ns. Ca Lê Thuần

H�? và tên: Ca Lê Thuần
Ngày sinh: 01/4/1938
Nguyên quán: Bến Tre
Nơi ở hiện nay: TP. Hồ Chí Minh
Dòng nhạc: giao hưởng, trữ tình


Phó giáo sư nhạc sĩ Ca Lê Thuần sinh ngày 1/4/1938, quê quán xã Tân Thành Bình, huyện M�? Cày, tỉnh Bến Tre. Sinh ra trong bối cảnh chiến tranh, cả gia đình ông đ�?u tham gia kháng chiến. Ông thoát ly gia đình từ năm 7 tuổi, không có những kỷ niệm vô tư hồn nhiên mà thay vào đó là những lo toan của tuổi nh�? khi hòa mình vào cuộc sống, chiến đấu cùng cha anh. Tuy vậy, hình ảnh quê hương với những hàng dừa xanh dịu dàng soi bóng bên dòng kênh vẫn mãi không phai m�? trong ký ức  và đồng hành cùng ông suốt cuộc đ�?i.

Truy�?n thống gia đình

Pgs.Ns. Ca Lê Thuần được thừa hưởng truy�?n thống hiếu h�?c và vốn văn hóa thẩm mỹ từ một gia đình trí thức nghệ thuật, một gia đình có truy�?n thống làm nhà giáo. Bố là nhà giáo Ca Văn Thỉnh (giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ th�?i kháng chiến chống Pháp và sau đó là đại diện của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Indonesia - và tại Campuchia dưới th�?i Sihanouk) chuyên nghiên cứu sử h�?c Nam bộ và là giáo viên môn Hán Nôm, mẹ là giáo viên dạy tiếng Pháp, các em ông đ�?u là nhà giáo đồng th�?i là các văn nghệ sĩ được nhi�?u ngư�?i biết như: nữ đạo diễn Ca Lê Hồng - nguyên hiệu trưởng trư�?ng Nghệ thuật Sân khấu II Tp.HCM, nhà thơ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) - nguyên giảng viên trư�?ng �?HTH Hà Nội, h�?a sĩ Ca Lê Thắng - nguyên giảng viên trư�?ng �?ại h�?c Mỹ thuật Tp.HCM.

Gia đình nh�? của ông cũng là một gia đình hoạt động nghệ thuật. Bạn đ�?i của ông là Nghệ sĩ ưu tú Ngô Thị Liễu (Mỹ An), nguyên giảng viên thanh nhạc Nhạc viện Tp.HCM, con gái là Ca Lê Thủy, hiện là giảng viên piano tại Vương quốc Bỉ.

Ông được biết đến với tư cách một nhà sư phạm, một nhà lý luận, một nhạc sĩ sáng tác.

Nhà sư phạm và lý luận

Năm 1960, ông được cử đi h�?c tại Nhạc viện Odessa (Liên Xô cũ). Năm 1964, sắp tốt nghiệp, ông phải v�? nước (vì khủng hoảng chính trị ở nước bạn) và giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội. Năm 1972, ông trở lại Liên Xô tiếp tục h�?c và năm 1974, tốt nghiệp cả 2 môn: Lý luận và Sáng tác, rồi quay trở v�? giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1975. Sau giải phóng, ông v�? giảng dạy tại Nhạc viện Tp.HCM cho đến năm 1983, là trưởng khoa Lý luận-Sáng tác-Chỉ huy rồi phó giám đốc Nhạc viện.

Có lẽ do đam mê cùng những thiên khiếu v�? sư phạm và tư duy của một nhà lý luận nên th�?i gian này, ông chú tr�?ng công tác giảng dạy, đào tạo nhi�?u hơn là sáng tác. Ngay cả những tác phẩm mà ông sáng tác cũng với mục đích bổ sung cho giáo trình giảng dạy, vì ông nhận thấy cần phải có một số tác phẩm âm nhạc Việt Nam mang âm hưởng dân tộc nhưng đồng th�?i đạt một trình độ kỹ thuật cao cho h�?c sinh, sinh viên h�?c nhạc cụ Tây phương như violon, piano… Một số tác phẩm của ông đã được dùng trong giáo trình giảng dạy của các Nhạc viện trong nước như: 12 préludes cho piano, Sonate 3 chương cho violon và piano, “Âm thanh đồng bằng�? cho tứ tấu đàn dây, “Những ngày đã qua�? viết cho violoncello và piano, sau đó được chuyển thể cho violon, clarinette…

Là một nhà sư phạm có kiến thức uyên thâm, với phương pháp sư phạm vững vàng, ông đã góp phần đào tạo nhi�?u thế hệ h�?c sinh xuất sắc như Thụy Loan (Ban biên tập Tạp chí VHNT trước đây), Phạm Tú Hương (phó chủ nhiệm khoa  Lý luận-Sáng tác-Chỉ huy Nhạc viện Hà Nội)…

Với kiến thức sâu rộng, phong thái đĩnh đạc và lối truy�?n thụ dễ hiểu, lôi cuốn, thầy Ca Lê Thuần đã biến những môn h�?c khô khan như hòa âm, phức điệu, phối khí, mỹ h�?c âm nhạc… trở thành những gi�? h�?c hấp dẫn, thú vị cho sinh viên…

�?ể phục vụ cho công tác giảng dạy ông còn biên dịch và biên soạn nhi�?u tài liệu như: “Sách giáo khoa hòa âm�? tập I & II (dịch của Iu.N.Chiulin), “�?ối âm chuyển động phong cách nghiêm khắc�? (dịch của Taniev), “Phức điệu phong cách tự do�?, “Sự liên kết giữa hòa âm và phức điệu trong ngôn ngữ âm nhạc hiện đại�? (giáo trình hòa âm hiện đại bậc Cao h�?c), “Mỹ h�?c âm nhạc�? (giáo trình dùng cho trư�?ng Cao đẳng VHNT Hà Nội)…

Nhà hoạt động chính trị - xã hội

Chính sự nghiên cứu chuyên sâu v�? lĩnh vực lý luận âm nhạc, mỹ h�?c âm nhạc và những kiến thức sâu rộng v�? âm nhạc bác h�?c và âm nhạc dân gian, ông được �?ảng và Nhà nước giao những tr�?ng trách trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ. Từ 1982-1997, ông liên tục giữ các chức vụ : phó Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương (1982), phó Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương phụ trách phía Nam (1984) và sau đó là trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương kiêm trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ Thành ủy Tp.HCM (1992), giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Tp.HCM (1996), Giám đốc Nhạc viện Tp.HCM (1997), Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1989-1995), Thành ủy viên Tp.CHM khóa 3, 4, 5, đại biểu Quốc hội khóa 7, 8 (Tp.HCM), đại biểu Quốc hội khóa 9 (tỉnh Bến Tre).

Với những cương vị công tác kể trên, nếu tính v�? thành quả, có thể nói ông là ngư�?i đã góp phần định hướng, mở đư�?ng và tạo đà phát triển cho nghệ thuật âm nhạc Việt Nam th�?i gian qua. Ông đã có những đ�? xuất mang tính chiến lược cho sự phát triển âm nhạc lâu dài ở tầm cao như: thành lập các Nhà hát kịch, Nhà hát giao hưởng; đặt lại vấn đ�? cải cách âm nhạc cho điện ảnh, âm nhạc cho sân khấu cải lương, kịch, múa…; tổ chức những diễn đàn âm nhạc, đầu tư cho sáng tác và biểu diễn khí nhạc…

Nhạc sĩ  sáng tác

�?ặc điểm chung trong các sáng tác của ông là luôn mang chất liệu dân gian Việt Nam mà đặc biệt là dân ca Nam bộ, một số lớn trong đó, ông viết với mục đích thử nghiệm và để dùng cho các giáo trình giảng dạy.

�?i�?u đó có thể nhìn thấy từ “12 préludes cho piano�? (1965), một trong những sáng tác đầu tay của ông. Nội dung của mỗi prélude được xây dựng hình tượng âm nhạc từ hai câu thơ (của nhi�?u tác giả), mang âm hưởng nhạc dân gian. “Những ngày đã qua�? viết cho violoncello và piano, ông sáng tác tại Hà Nội, nhưng mang đậm chất Nam bộ. Tác phẩm được vận dụng ngôn ngữ hòa âm mới, mang âm hưởng dân tộc, hòa âm được kết hợp cả chi�?u ngang và chi�?u d�?c…

Tác phẩm đáng nhớ hơn cả trong cuộc đ�?i sáng tác của ông có lẽ là bức tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam�?. Ông viết tác phẩm này trong nỗi xúc động  khi ngư�?i em Ca Lê Hiến (nhà thơ Lê Anh Xuân) hy sinh trong chiến đấu và từ những cảm xúc qua bài thơ bi tráng của em mình. Tác phẩm chỉ gồm một chương. Tranh giao hưởng khác với giao hưởng thơ (cũng chỉ một chương) ở chỗ nó dùng ngôn ngữ của âm nhạc giao hưởng để khắc h�?a một hình tượng. Thể loại này đòi h�?i ngư�?i viết phải có sự điêu luyện trong nghệ thuật phối dàn nhạc và pha màu âm của các nhạc cụ, để tạo nên một ngôn ngữ gắn kết âm nhạc và hội h�?a. Tác phẩm được sáng tác năm 1974 và cũng là tác phẩm tốt nghiệp tại Nhạc viện Odessa của ông.

Một th�?i gian dài làm công tác quản lý, ông không có th�?i gian để sáng tác nhi�?u. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục sáng tác, cũng là những thử nghiệm với  âm hưởng nhạc dân gian. Tác phẩm đáng chú ý trong giai đoạn này của ông là tổ khúc giao hưởng “Ng�?c trai đ�?�? (1997) viết cho vở vũ kịch cùng tên dựa trên huy�?n thoại Mỵ Châu - Tr�?ng Thủy, nhạc cho kịch múa “Lục Vân Tiên - Ki�?u Nguyệt Nga" (1999).

Hiện nay, tuy đã nghỉ hưu, nhưng do trách nhiệm với cái "nghiệp" mà mình đã gắn bó và do sự tín nhiệm của anh em nhạc sĩ, ông tiếp tục nhận lãnh trách nhiệm tổng thư ký Hội Âm nhạc Tp.HCM (khóa 2001-2005). Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy bậc cao h�?c âm nhạc tại Nhạc viện Tp.HCM.

Do những cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc và sự nghiệp cách mạng. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng ba, Huân chương Lao động Hạng nhất, Huy chương Chiến sĩ văn hóa, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa. Năm 1984, ông được Nhà nước phong hàm phó giáo sư.

Tuy hoạt động trên nhi�?u khía cạnh của lĩnh vực âm nhạc, nhưng ông vẫn luôn xem mình là một nhà giáo, tiếp nối truy�?n thống của gia đình.

Hữu Trịnh (Theo VietnamNet)


TÁC PHẨM

Nghe tất cả

Thêm vào playlistBài ca Việt Nam Hợp xướng

Nhấp vào biểu tượng cạnh tên bài hát để bổ sung vào playlist của bạn

CÁC NHẠC SĨ KHÁC

Ns. Trịnh Công Sơn
Ns. Phú Quang
Ns. Trần Tiến
Ns. Nguyễn Văn Tý
Ns. An Thuyên
Ns. Phó Đức Phương
Ns. Phan Huỳnh Điểu
Ns. Văn Cao
Ns. Dương Thụ
Ns. Trần Long Ẩn
Ns. Huy Du
Ns. Nguyễn Cường
Ns. Đỗ Nhuận
Ns. Hoàng Hiệp
Ns. Đoàn Chuẩn - Từ Linh
Ns. Hoàng Vân
Ns. Trọng Đài
Ns. Đỗ Hồng Quân
Ns. Tôn Thất Lập
Ns. Hoàng Việt

QUẢNG CÁO

THÀNH VIÊN

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

THĂM DÒ DƯ LUẬN

QUẢNG CÁO



   Đặt VNMusic.com.vn làm trang chủ              Thêm vào danh sách website yêu thích

   Về VNMusic.com.vn         Quy Định Về Việc Sử Dụng         Thỏa Thuận Sử Dụng