QUẢNG CÁO

"Nhạc nhìn" những vấn đề cần quan tâm

[08-08-2006 06:36:19 - vnmusic.com.vn]

Ngày nay ở thành phố HCM cùng cả nước và thế giới đã hình thành một công chúng trẻ  chỉ thích "nhìn nhạc" hơn là nghe nhạc.

Khuynh hướng này nảy sinh trong bối cảnh công nghệ thông tin đã có những bước đột phá vũ  bão và những  thành tựu trong lĩnh vực xem tivi  đĩa VCD, DVD, Video clip đã tràn ngập và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ nhạc toàn cầu.

Ngày nay ở thành phố HCM cùng cả nước và thế giới đã hình thành một công chúng trẻ  chỉ thích "nhìn nhạc" hơn là nghe nhạc.

Khuynh hướng này nảy sinh trong bối cảnh công nghệ thông tin đã có những bước đột phá vũ  bão và những  thành tựu trong lĩnh vực xem tivi  đĩa VCD, DVD, Video clip đã tràn ngập và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ nhạc toàn cầu.

1. Trước tiên chúng ta hãy kiểm điểm qua tình hình âm nhạc giải trí và các ban nhạc khiêu vũ từ 1930 đến ngày nay trên toàn thế giới và Việt Nam.

Dàn nhạc khiêu vũ cổ điển gồm trống jazz, trumpet, saxo, contrebasse accordeon ( hoặc Bandonéon) violon và piano.

Dàn nhạc Latin ( Nam Mỹ) gồm trống jazz, bongo, congo, castagne, marcas, trumpet, saxo, allto, saxo ténor, trom-bone và piano. Sau năm 1945 xuất hiện guitar điện và đặc biệt  sau 1960 xuất hiện organ điện (keyboard).

Cây guitar bass điện đã thay contrebass và người chơi piano thường sử dụng thêm cây organ điện hoặc key-board khác có nhiều âm sắc thay thế cho kèn.

Vì vậy một ban nhạc trước 1945 hàng chục vài chục người đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX thường chỉ có 5 nhạc công guitar solo, guita bass, 1 key-board và drum (trống). Sau đó trống điện tử thay cho dàn  trống jazz nữa.

Những thành công tuyệt  đối của nhóm Beatles những năm 60 thế kỷ trước với các nhạc công vừa đàn vừa hát đã tạo ra 1 bước ngoặt mới trong  lĩnh vực nhạc estrade (nhạc nhẹ).

Tất nhiên là vẫn còn 3 dòng của nhạc estrade 9(sân khấu nhạc nhẹ), pop, rock, jazz thêm nữa là dòng coun-try pop gần với âm nhạc dân gian Mỹ ... Có thể có kể ra  các ban nhạc nổi tiếng thập kỷ 70 - 80 như: The rolling stones, Black Sabbath, The wh, Ten year after, The kiss, Beeges, ABB, Scorpion, Grand Funk Raid road, Deep purple, Led Zepplin, Ceedance Clear Water, Santana, Jimmi Hendrix, Eric Clipton.

Bước ngoặt những năm 1980 là sân chơi những người vừa đàn vừa hát đã nhường chỗ cho ban nhạc nhảy múa hát. Hai nghệ sĩ hàng đầu 1 nam 1 nữ với hai tư duy ý tưởng khác nhau của Mỹ là Micheal Jackson và Madonna đã mang đến cho âm nhạc giải trí Mỹvà thế giới những bước đột phá mới mẻ. Những màn trình diễn vòng quanh thế giới của họ nhiều khi phải diễn ở sân vận động mới chứa đủ hàng chục vạn người xem, người hâm mộ.

Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI âm nhạc nhảy, với tiết tấu nhanh hơn hối hả hơn, đơn giản hơn gồm máy đánh trống, giọng đọc rap (raper) và các điệu disco, hip hop, reggae, techno, electronic, trance, break dance ... càng phát triển.

Và thế là thời đại của các ca sĩ tên tuổi đồìcn búng ra sữa, tuổi teen year chỉ 14,15 ,16, xinh đẹp, hấp dẫn và sexy nữa, cực kỳ hấp dẫn giới trẻ. Thời đại của các nhóm càng trẻ , xinh đẹp, ưa nhìn càng tốt , thời đại của pop princes Britney Spears, Chritina Aiguilera... Công nghệ biểu diễn Hoa Kỳ đã lăng xê nhiều nhóm nhạc, chẳng hạn năm 1969 đại hội nhạc trẻ Woodstock đã thu hút nửa triệu người tham gia tại khu công viên NewYork. Và từ đó đến nay nghành công nghệ giải trí Mỹ đã thống trị thế giới về quy mô quảng cáo, thông tin, phát hành và đánh giá ... Đã có những đĩa hát hàng triệu, chục triệu bản và nhiều ca sĩ trở thành triệu phú đô la...

Nhiều ban nhạc, ca sĩ phải hát tiếng Anh như ABBA- Thụy Điển, hoặc Celine Dion (người Quebec Canada nói tiếng Pháp )... bởi tiếng Anh thì mới nổi tiếng ở Mỹ, nổi tiếng toàn cầu...

Tình hình nhạc estrade(nhạc nhẹ) Việt Nam tuy muộn màng và quanh co vẫn đi theo chiều hướng chung của thế giới

Từ 1930 đến 1945 và cả những năm 1950 của thế kỷ XX nhạc nhẹ giải trí của Việt Nam chủ yếu ở các Bar- dancing. Những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn cũng chỉ một vài ban nhạc khiêu vũ cổ điển gồm các nhạc công Pháp, nước ngoài, Philippine, người Hoa và một số nhạc công Việt Nam phục vụ cho sĩ quan, công chức Pháp và giới thượng lưu bản sứ.

Những năm 1960 của thế kỷ trước tại Hà Nội chỉ còn ban nhạc khiêu vũ ở Câu lạc bộ Quốc tế còn ở Sài Gòn là vũ trường Đại Thế giới và một số phòng trà chơi nhạc jazz như Đại Nam ...

Sự góp mặt của guitar điện với bộ ampli, đèn theo kiểu hàng ngoại của Lâm Hào những năm 60 đã dấy lên một phong trào làm đàn guitar điện và chơi nhạc cụ ồn ào quyến rũ này ở Sài Gòn.

Những thành tựu của ban nhạc Beatles và các ban nhạc trẻ Âu, Mỹ đã kích thích phong trào nhạc nhẹ Sài Gòn. Đã có đại hội nhạc trẻ với nhiều ban nhạc và công chúng tham gia.

Có thể kể tên những ban nhạc như Shortguns, The music Marker, Khánh Băng, Phùng Trọng, The Vampires, CBC, Enterprise, The Crazy dog, The Hammer, Dreammrs, Penitents, Blues Jets, Leptight, Familly love, Blúeestar, Phượng Hoàng, Hồn Hoàng . Phong trào phản chiến rầm rộ chống chiến tranh Việt Nam của nhạc trẻ Âu đi đôi với nó là phong trào Hippies có ảnh hưởng tích cực là hướng đến cộng đồng nhưng cũng để lại ảnh hưởng xấu với lối chơi ma tuý trong các nhạc công trẻ Sài Gòn ngày ấy.

Sau 1975, những người mê nhạc trẻ Sài Gòn đã làm quen và nhập cuộc với nhạc trẻ cách mạng. Các đoàn nhạc nhẹ CHDC Đức, Bulgari, Liên Xô đã khích lệ họ. Và một chuyển hướng có lợi cho nhạc nhẹ và có hại cho nhạc truyền thống là các đoàn vă công trung ương, địa phương kể cả quân đội nhận thấy ưu thế gọn nhẹ của ban nhạc điện tử 5 người thay thế cho ban nhạc truyền thống đông người trước đây.

Một phong trào rộng lớn "Ca khúc chính trị " đã tận dụng chất                                            "trẻ trung sôi động, gọn nhẹ và dễ sử dụngcủa nhạc điện tử  ". Ban nhạc bộ 5 này còn phục vụ đắc lực ở Đài phát thanh truyền hình và các hãnh băng đĩa ở Nhà nước cũng như tư nhân.

Trong khoảng hơn 10 năm từ 1985 đến 1995 ở Thành phố Hồ Chí Minh, âm nhạc hải ngoại và nhạc ngoại chiếm lĩnh các tụ điểm và thị trường âm nhạc...

Những năm cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XXI nhạc nhẹ lên ngôi nhưng phần lớn là nhạc nhái, nhạc mì ăn liền, nhạc ngoại lời Việt và đã gây không ít tai tiếng ở một nhạc sĩ đã có tên tuổi với những vụ "đạo nhạc ", "tình thôi xót xa ", "tuổi 16". Các hãng đĩa hát tư nhân, các đầu nậu âm nhạc tại thành phố Hồ Chí Minh cùng các manager, và sự vào hùa của một số phóng viên ở vài tờ báo, đài phát thanh đã quảng cáo lăng xê, tâng bốc một số ngôi sao ca nhạc, bình chọn top ten...

Những Fan Clubra đời là sự tự phát của những người trẻ tuổi mê âm nhạc mê thần tượng đã được các manager các chủ hãng băng tập họp lại được ưu tiên giảm vé, tổ chức đi tham quan sinh hoạt và chính những Fan Clubđã góp phần trong việc lăng xê các ngôi sao mới nổi thành ngôi sao.

Và cũng như xu hướng nhạc nhẹ thế giới chuyển từ nghe sang nhìn nhạc, ở thành phố Hồ Chí Minh nơi tiêu thụ âm nhạc sôi nổi nhất nước cũng chuyển mình theo hướng ưa thích các ca sĩ nhảy nhiều, trẻ, xinh tươi

2. Nguyên nhân, hậu quả và định hướng

Tại sao có khuynh hướng thích "nhìn" nhạc hơn "nghe" nhạc.

Những thế hệ lớn tuổi nghe nhạc bằng tai chắc sẽ khó thông cảm với một thế hệ mới đã quen với mọi thứ đều nhìn những em nhỏ từ lớp lá mẫu giáo đã quen đọc truyện tranh. Và dù đã đọc thông viết thạo thói quen xem tranh là chính đã át mất cách đọc sách thầm khơi dậy trí tưởng tượng. Lớn hơn một chút khi biết sử dụng vi tính học sinh, sinh viên ngày nay ít khi đi thư viện tự mình đọc thống kê sưu tầm mà click con chuột để đọc thông tin.

Công nghệ thông tin đã hoàn thiện các chương trình ti vi, các đĩa VCD, ĐV, các Video Clip hấp dẫn những khán giả chuộng những hình ảnh bắt mắt. Tiết tấu vũ điệu dồn dập với nhiều ban nhạc trẻ nhảy múa tưng nừnh các điệu híp hop, break dance.. đọc rap theo máy, đánh trống bất cần rõ lời, phát triển theo khuynh hướng chỉ thích nhìn những người xinh đẹp, nhảy múa...

Quan hệ hữu cơ giữ nnhà sản xuất băng đĩa nhạc, các manager, các ông bầu ca nhạc và công chúng nghe nhạc trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh và cả nươc tác động qua lại lẫn nhau càng làm cho khunh hướng thích nhìn nhạc lệch lạc hơn.

Nhà sản xuất khuyến khích các nhạc sĩ trẻ háo danh sáng tác các bản nhạc trẻ theo kiểu Hồng Kông, Hàn Quố, Nhật Bản, Thái Lan, thậm chí có nhiều nhạc đặt lời Việt và không ghi rõ tác giả nước nào miễn là bài hát đó ăn khách.

Công chúng trẻ đã quen với thói quen nhìn và các Gan Club tung hô các ca sĩ trẻ xinh đẹp nhảy múa tưng bừng và hát nhép. Không thể không hát nhép với một bài hát tiết tấu nhanh với lời đọc nhanh và ca sĩ sẽ phải nhảy liên tục.

Một quan niệm mới về ngôi sao ca nhạc đã khác xưa. Ngày xưa phải có giọng hát điêu luyện chih phục người nghe. Ngày nay các ca sĩ giọng bình thường đã được nhà sản xuất phòng thu âm chải chuốt thu với kỹ thuật vi tính chỉnh sửa hoàn chỉnh thu vào đĩa hát và sau đó hát nhép.

Những ca sĩ đẹp trai, đẹp gái như Đan trường, Nguyễn Phi Hùng, Cẩm Ly, Mỹ Tâm được mời hát với những cashe chóng mặt. Thế là nhiều người nhgĩ rằng một ca sĩ trung bình có ngoại hình đẹp quan hệ tốt với nhà sản xuất, ông bầu, phòng thu là có thể trở thành ngôi sao. Hàng loạt nhóm tam ca, tứ ca, ngũ ca ra đời hiên ngang hát nhép và nhảy tưng bừng. Người người làm đĩa CD cá nhân, người người muốn trở thành sao... một thị trường băng đĩa khó kiểm soát.

Các nhà quản lý văn hoá vẫn còn quan niệm rằng có thể cho ra đời bài hát miễn là không chống chế độ, không phạm luật... Kiểm duyệt bài hát cần phải xem xét cả khía cạnh nghệ thuật như bài hát có sáng tạo, có dân tộc tính, có nâng cao thẩm mỹ của người nge. Và để kiểm duyệt không chỉ đọc văn bản mà cần thuê những nhà chuyên môn sâu, những nhạc sĩ có tay nghề, có trách nhiệm thẩm định.

Do chỉ quan tâm nhìn và không chú trọng nghe nhiều bài hát ngày nay lời lẽ bình thường dung tục và lác đác có dấu hiệu suy đồi... Nếu có thời gian lang thang trên mạng bạn có thể đọc không biết bao nhiêu bài hát lời lẽ bậy bạ, thiếu văn hoá.

Có thể chặn đứng hoặc uốn nắn khuynh hướng nhìn nhạc, được không? Muốn giải đáp câu hỏi ấy cần phải có một đầu óc tỉnh táo, một kế hoạch kiên trì và toàn diện.

Trước tiên, chúng ta phải chấp nhận xu thế "nhìn" là một xu thế mới của thời đại và có tính toàn cầu. Ngày xưa ở Việt Nam có câu tục ngữ "trăm nghe không bằng mắt thấy". Câu nói ấy ngày nay càng đúng hơn bởi hiệu quả của vô tuyến truyền hình và công nghệ nhìn chiếm một vị trí vô cùng trọng yếu trong đời sống.

Cần một chiến lược uốn nắn cho học sinh từ mẫu giáo đến đại học dành thời gian đọc sách và suy ngẫm, tưởng tượng, bên cạnh truy cập mạng và vi tính.

Nhà khoa học tương lai, nhà hoạt động văn hoá xã hội thế kỷ XXI, ngoài chức năng vi tính, truy nhập mạng vẫn còn cần óc tổng hợp, óc tưởng tượng và sự liên kết liên hẹ, và trong nhiều năm, nhiều thập kỷ sau sẽ có vô số ngành liên kết và sẽ không chấp nhận sự phiến diện...

Bên cạnh đó chất lượng nghe của đĩa CD của Đài phát thanh nhất là đài FM cần được nâng lên mức tuyệt hảo. Vẫn còn một số công chúng do công việc của mình như công nhân ở các xí nghiệp, các bà nội trợ, những ngưòi sản xuất thủ công, các nghệ sĩ múa, hoạ sĩ, nặn tượng... và người nghe đài ở các vùng sâu vùng xa là thính giả trung thành của Đài phát thanh và các phương tiện "nghe".

Những người dàn dựng các chương trình, video clip bên cạnh sáng tạo dựng hình phải chú trọng đều đến nghe nhạc, lời bài hát hay và có tính nghệ thuật cao.

Như thế là phải chấp nhận một thực tế là đã có một công chúng trẻ thích nhìn nhạc và phải uốn nắn họ để họ hài hoà giữa "nhìn" và "nghe" nhạc. Đồng thời không thể không chấp nhận một đời sống âm nhạc mang tính chất giải trí. Nhịp điệu đời sống công nghệ càng nhanh càng khẩn trương bao nhiêu thì nhu cầu "xả xú bắp", nhu cầu giải trí càng nhiều bấy nhiêu.

Chỉ có thể làm thế nào để công nghệ giải trí đặc biệt là công nghệ âm nhạc giải trí ngày càng có tính dân tộc cao, có nội dung tốt, lành mạnh và có tính nghệ thuật. Công việc đó phải được xây dựng liên hoàn từ sáng tác, biểu diễn, đào tạo và xây dựng phong trào nhạc nhẹ, nhạc trẻ (estrade).

Trên thế giới cũng đã có những tấm gương đưa nhạc nhẹ đến một tầm cao hơn như là Paul Mauriat khi ông hướng nhạc nhẹ đến với cái đẹp cổ điển hoặc Kitaro đã sử dụng giai điệu các nhạc cụ Nhật Bản và phương Đông vào các tác phẩm củamình hay Yanni cùng một số nhạc sĩ nhạc trẻ Ấn Độ đã đóng góp nhiều màu sắc mới cho nhạc trẻ.

Những cố gắng ở Việt Nam như sáng tác của Trần Tiến, Nguyễn Cường, Dương Thụ, Thanh Tùng... cần đẩy mạnh hơn nữa.

Không thể để nhạc trẻ Việt Nam tự phát mãi, Bộ VHTT và Bộ giáo dục đào tạo ít ra phải có 3 đến 4 trung tâm đào tạo nhạc trẻ ở cấp Cao đẳng và Đại học. Trước mắt là giao cho Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội và Cao đẳng nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh mở khoa Nhạc nhẹ, dạy hát, múa nhảy, đàn, hoà tấu nhạc estrade.

Ngoài cuộc thi truyền hình Sao mai nhạc nhẹ, nên có đại nhạc hội nhạc nhẹ toàn quốc, khu vực tập hợp các ban nhạc nhẹ trong nước và thế giới để nhạc nhẹ Việt Nam được định hình và có dịp học tập so sánh.

Không định hình, không phương hướng, nhạc nhẹ Việt Nam tự phát tất nhiên sẽ đi theo con đường bắt chước nhạc nhẹ các nước lân cận mà lại bắt chước những cái dở, kém nghệ thuật, chỉ biết "nhìn" nhạc mà không biết "nghe"!.

 
+ Các bản tin khác
     - Bài hát Việt tiếp tục hành trình năm thứ 3
     - Trần Lập hát chung với ngôi sao nhạc rock Italy
     - Nhạc sĩ Quốc Trung rút khỏi Hội đồng thẩm định Bài hát Việt
     - Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn
     - Nguyễn Ngọc Thiện ôn lại 'Những khúc tình ca'
     - Quang Dũng tặng độc giả 10 CD 'Khi'
     - Hồ Quỳnh Hương xuất "chiêu" mới!
     - Liveshow MTV rực sáng giữa lòng bè bạn
     - 'Nhịp sống 360' - đêm nhạc dân gian và hiện đại
     - Phương Linh: 'Hãy làm bạn với tôi, bạn sẽ hiểu'
 

QUẢNG CÁO

THÀNH VIÊN

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:

THĂM DÒ DƯ LUẬN

QUẢNG CÁO



   Đặt VNMusic.com.vn làm trang chủ              Thêm vào danh sách website yêu thích

   Về VNMusic.com.vn         Quy Định Về Việc Sử Dụng         Thỏa Thuận Sử Dụng