#1
|
||||
|
||||
Hơi thở trong ca hát
Hơi thở là nguồn lực quan trọng nhất, đảm bảo cho giọng hát vững vàng, khỏe mạnh, nét, đẹp, vang sáng, theo ý mình.
Trong khi hát có 3 kiểu hít thở: 1. Bằng ngực trên: hơi vào phổi ít, hết hơi nhanh, phều phào -->mắt hoa lên, âm thanh tì cổ, âm cao thì hay bị "cô oét", âm thấp thì "mất hút" --> hay đau họng, rát cổ... --> phải chữa ngay không thành tật thì khổ luyện mà không thành tài. 2. Bằng cơ bụng: cũng sai bét, bụng căng như cóc, khi hát thì sợ hết hơi nên dằn xuống, đè hoành cách mô --> căng cứng, mệt mỏi, đau bụng --> chừa ngay thôi 3. Bằng ngực và cơ hoành cách mô: tốt nhất, không chỉ trong ca hát mà còn cả trong thể dục. Cách này cho hơi vào đáy phổi nhẹ nhàng, đầy hơi nhưng không căng cứng, hơi chủ động và có sức, hát thoải mái, kết quả tốt đẹp. Phương pháp tập hơi thở: - Hít vào nhanh, đẩy ra chậm (phải nén). + Khi lấy hơi xong phải khống chế hơi, không buông lỏng, đừng xả ra nhanh. + Vận dụng cơ ngực, bụng và hoành cách mô không nên quá căng khiến âm thanh bị nặng nề. + Đừng tham lấy hơi nhiều quá mà căng thẳng. + Cẩn thận nếu không bạn sẽ hát có hơi thở phì phò nghe ghê lắm --> lộ hơi. - Hơi thở phải có điểm tựa: Lòng hai xương chậu + cơ bụng + lồng ngực là điểm tựa. - Một số phương pháp tập hơi thở đơn giản mà hiệu quả: + Hít 1 hơi dài bằng cách hé miệng và mở mũi, sau đó xì nhẹ qua hai hàm răng một cách từ từ, đều đặn, đừng để khi thì xì to, khi thì xì nhỏ và phải liên tục, không đứt quãng. Như là xi em bé "ấy" mà. + Hít hơi dài rồi đếm từ 1, 2, 3... đều đặn về tốc độ và âm lượng, đừng khi thì to khi thì nhỏ, khi thì nhanh khi thì chậm. + Hít hơi dài, lấy một ống hút ngậm vào và cắm vào cốc nước, sau đó nhả bong bóng. Bong bóng phải đều đặn, đừng để lúc thì sôi ùng ục, lúc thì lại mất tăm. Cách lấy hơi trong câu hát: - Lấy vào cuối câu. - Câu hát dài thì nên ngắt ra, lấy theo từng ý cho đủ, đừng tham mà về cuối câu lại đuối --> "Càng về sau bắn nhau càng kém". - Không lấy hơi vụn vặt. - Không lấy hơi giữa các từ kép: hòa bình, tình yêu, Hà Nội... - Có nhiều kiểu lấy hơi: lấy hơi lớn (lúc hát thong dong, không vội, bài hát có tiết tấu chậm), lấy hơi nhỏ (ngược lại với hơi lớn), lấy hơi lén (khi ngân dài quá, lấy hơi thật nhanh, nếu kĩ thuật tốt thì người nghe không nhận ra), cướp hơi (kĩ thuật cực cao). - Tùy từng vào nhịp điệu, tốc độ mà lấy hơi cho phù hợp: + Tiết tầu nhanh, sắc thái năng động, hoạt bát: lấy hơi nhanh. + Nhịp độ thong thả: lấy hơi chậm dãi. + Tình ca, hát ru: lấy hơi mềm mại, êm (cẩn thận không các cháu giật mình). + Bài hát buồn: lấy hơi nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Chúc các bạn thành công!
__________________
Các bạn hãy gửi tất cả các câu hỏi, thắc mắc của mình về địa chỉ để được trả lời sớm nhất. Cảm ơn! ------------------------------------------------- Quản trị trang web vnmusic.com.vn Trang web chính thức của Hội nhạc sỹ Việt Nam |
Ðiều Chỉnh | Kiếm Trong Bài |
Xếp Bài | |
|
|